You dont have javascript enabled! Please enable it!
Thứ Sáu, 9 Tháng 5 , 2025
NEWS
MANHPC
  • Trang chủ
  • HƯỚNG DẪN
    Hướng dẫn cách tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

    Hướng dẫn tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows - Phần 3

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 3

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows - Phần 2

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 2

    Hướng dẫn rebuild hệ điều hành Windows - Phần 1

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 1

  • HỆ ĐIỀU HÀNH
    • MANHPC
    • TIN TỨC
      • WINDOWS INSIDER
      • WINDOWS UPDATE
  • WINDOWS PE
    TeraByte Drive Image Backup Restore

    Tổng hợp một số công cụ sao lưu và phục hồi dữ liệu

    Tổng hợp một số công cụ quản lý và phân vùng đĩa cứng

    Tổng hợp một số công cụ quản lý và phân vùng đĩa cứng

    Passcape Reset Windows Password Advanced Edition

    Tổng hợp một số công cụ gỡ bỏ mật khẩu Windows

    PTDBOOT UNIVERSAL - Công cụ cứu hộ máy tính.

    PTDBOOT UNIVERSAL 2025 – Công cụ cứu hộ máy tính

  • SERIES
    • HƯỚNG DẪN REBUILD WINDOWS
      • Phần 1
      • Phần 2
      • Phần 3
    • HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH FILE TRẢ LỜI TỰ ĐỘNG
      • Phần 1
      • Phần 2
      • Phần 3
      • Phần 4
      • Phần 5
    • BỘ CÀI WINDOWS NGUYÊN GỐC
      • Windows 11
      • Windows 10
    • BỘ CÀI WINDOWS 11
      • Windows 11 24H2
      • Windows 11 23H2
      • Windows 11 22H2
      • Windows 11 21H2
      • Windows 11 LTSC
    • BỘ CÀI WINDOWS 10
      • Windows 10 22H2
      • Windows 10 21H2
      • Windows 10 LTSC
    • BỘ CÀI WINDOWS 7
  • DONATE
  • DỊCH VỤ
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
MANHPC
  • Trang chủ
  • HƯỚNG DẪN
    Hướng dẫn cách tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

    Hướng dẫn tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows - Phần 3

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 3

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows - Phần 2

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 2

    Hướng dẫn rebuild hệ điều hành Windows - Phần 1

    Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 1

  • HỆ ĐIỀU HÀNH
    • MANHPC
    • TIN TỨC
      • WINDOWS INSIDER
      • WINDOWS UPDATE
  • WINDOWS PE
    TeraByte Drive Image Backup Restore

    Tổng hợp một số công cụ sao lưu và phục hồi dữ liệu

    Tổng hợp một số công cụ quản lý và phân vùng đĩa cứng

    Tổng hợp một số công cụ quản lý và phân vùng đĩa cứng

    Passcape Reset Windows Password Advanced Edition

    Tổng hợp một số công cụ gỡ bỏ mật khẩu Windows

    PTDBOOT UNIVERSAL - Công cụ cứu hộ máy tính.

    PTDBOOT UNIVERSAL 2025 – Công cụ cứu hộ máy tính

  • SERIES
    • HƯỚNG DẪN REBUILD WINDOWS
      • Phần 1
      • Phần 2
      • Phần 3
    • HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH FILE TRẢ LỜI TỰ ĐỘNG
      • Phần 1
      • Phần 2
      • Phần 3
      • Phần 4
      • Phần 5
    • BỘ CÀI WINDOWS NGUYÊN GỐC
      • Windows 11
      • Windows 10
    • BỘ CÀI WINDOWS 11
      • Windows 11 24H2
      • Windows 11 23H2
      • Windows 11 22H2
      • Windows 11 21H2
      • Windows 11 LTSC
    • BỘ CÀI WINDOWS 10
      • Windows 10 22H2
      • Windows 10 21H2
      • Windows 10 LTSC
    • BỘ CÀI WINDOWS 7
  • DONATE
  • DỊCH VỤ
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
MANHPC
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
TRANG CHỦ BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 3

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Công cụ
  2. Bước 1: Cài Windows và các phần mềm cần thiết
  3. Bước 2: Capture lại Windows
  4. Bước 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện file ISO
  5. Bước 4: Cách capture và xử lý nhiều image
  6. Kết luận

Đây là loạt bài hướng dẫn chi tiết cách rebuild bộ cài Windows. Hướng dẫn này dùng chung cho cả Windows Client và Windows Server. Những bài hướng dẫn về cách rebuild Windows này sẽ giúp bạn nắm bắt được những kiến thức sau:

  1. Cấu trúc file .wim và các công cụ quản lý.
  2. Cấu trúc bộ cài đặt Windows (từ Windows Vista trở lên)
  3. Cách thêm các bản vá updates, drivers, language và tùy biến bộ cài windows.
  4. Cách build một bộ cài Windows theo ý muốn của bạn.

NỘI DUNG

Trong phần 3 của loạt bài rebuild hệ diều hành Windows tôi sẽ hướng dẫn bạn cách build một bộ cài Windows hoàn chỉnh mà bạn có thể làm thực tế được ngay.

Công cụ

  • Bộ cài Windows nguyên gốc hoặc được tải về bằng công cụ Media Creation Tool từ trang chủ Microsoft
  • Phần mềm VMware Workstations Pro
  • Phần mềm GImageX và NTLite
  • Phần mềm UtraISO và BOOTICE

Bước 1: Cài Windows và các phần mềm cần thiết

Trong bài phần hướng dẫn này tôi sẽ hướng dẫn bạn cài Windows trên phần mềm ảo hóa VMware Workstation. Vậy tại sao lại phải cài Windows vào máy ảo mà không phải là máy thật luôn cho nhanh cho khỏe?

Lý do:

  • Trong quá trình build nếu gặp lỗi thì bạn có thể restore lại một thời điểm trước đó rất nhanh chóng và dễ dàng nhờ tính năng Take Snapshot của VMware.
  • Hệ điều hành bạn làm việc và những phần mềm bạn đang làm việc có thể sẽ rất khác so với hệ điều hành bạn đang build.
  • Cấu hình máy bạn cần để build không cần phải cực nhanh, cực khỏe để build cho nhanh. Tất nhiên nhanh và khỏe là tốt nhưng làm như vậy sẽ rất lãng phí. Tôi thường thiết lập cho máy ảo để build với 1400MB RAM với bộ cài x86; 2GB RAM cho bộ cài x64 và ổ cứng là 60GB (mặc định của VMware). CPU đời càng cao càng tốt. CPU của máy tính tôi dùng để build các bộ cài là thế hệ 8. Ổ cứng nên là SSD hoặc NVMe là tốt nhất. Tất nhiên HDD cũng được bởi vì trước tôi cũng đã dùng máy chạy HDD để build và tốc độ build sẽ rất chậm. Ổ cứng bạn set cho máy ảo là 60GB nhưng VMware mặc định sẽ không dùng hết ngay 60GB không gian ổ cứng máy thật của bạn ngay mà khi hệ điều hành ảo của bạn phình to ra bao nhiêu thì sẽ nó sẽ sử dụng đến đó. Vì vậy khi build bạn chỉ cần để mặc định 60GB là đủ cho cả x86 và x64. Không gian đĩa cứng cần sử dụng thực tế là khoảng 20GB cho bản x86 và 40GB cho x64.
  • Khi bạn build bộ cài Windows có một image thì có thể sẽ không thành vấn đề gì. Nhưng khi bạn build một bộ cài Windows có nhiều image thì bạn sẽ thấy có sự khác biệt về thời gian và số lượng thao tác phải làm.

Phiên bản VMware mà tôi sử dụng trong bài hướng dẫn này là VMware Workstation 16 Pro

VMware Workstation 16 Pro

Để tạo máy ảo bạn click vào biểu tượng có dấu + trong tab Home có tên là Create a New Virtual Machine

VMmware Workstation 16 Pro

Để mặc định là Typical và nhấn Next

VMware - New Virtual Machine

Tích chọn I will install the operating system later

VMware - New Virtual Machine

Chọn loại hệ điều hành và phiên bản nào bạn sẽ cài vào máy ảo. Trong bài hướng dẫn này tôi chọn Guest operating system là Microsoft Windows với phiên bản Windows 10. Chọn xong bạn nhất Next.

VMware - New Virtual Machine

Chọn tên của máy ảo sẽ hiển thị (giống như chữ Home mặc định ban đầu) trong ô Virtual machine name và nơi sẽ lưu máy ảo đó trong ô Location. Lưu ý bạn không chọn nơi lưu máy ảo ở ổ C. Chọn xong bạn nhấn Next.

VMware - New Virtual Machine

Chọn dung lượng ổ cứng tối đa mà VMware cấp cho máy ảo trong ô Maximum disk size tính bằng GB và tích chọn Store virtual disk as a single file để lưu ổ cứng ảo thành một file duy nhất. Làm như vậy bạn sẽ dễ quản lý nếu sau này bạn thêm nhiều ổ cứng. Chọn xong bạn nhấn Next.

VMware - New Virtual Machine

Click Finish

VMware - New Virtual Machine

VMware - Devices

Click vào dòng CD/DVD (SATA) và chọn đến file ISO bộ cài Windows mà bạn đã chuẩn bị từ trước

VMware - Browse for ISO image

Lần lượt click vào các dòng USB Controller, Sound Card, Printer và nhấn vào Remove

VMware - Virtual Machine Settings

Chọn độ phân giải màn hình và nhấn OK để lưu lại các thiết lập

VMware - Virtual Machine Settings

Nhấn vào Power on this virtual machine để bật máy ảo lên

VMware - Power on

Khi máy ảo bật lên bạn phải nhanh chóng nhấn chuột vào trong màn hình (lúc màn hình đen) -> nhấn Esc rồi cấu hình Boot menu cho ổ CD-ROM Drive lên đầu. Cấu hình xong nhấn F10 để lưu lại và thoát.

VMware - BIOS Setup

Quá trình cài Windows bắt đầu. Quá trình này tương tự như khi bạn cài Windows trên máy thật.

Windows Setup Windows Setup Account Setting Windows About

Sau khi cài Windows xong bạn check update để Windows update lên build mới nhất.

Settings - Windows Update

Bật một số Windows Features

Windows Features

Cài một số phần mềm. Đây là một số phầm mềm mà tôi đã chuẩn bị trước và đóng gói thành file ISO để đưa vào máy ảo install.

Software Install

Cài đặt một số fonts chữ

Fonts Install

Copy folder bạn xả nén từ file unikey43RC5-200929-win32.zip được tải về từ unikey.org vào C:\Program Files. Thêm khóa vào Registry để Unikey có thể khởi động cùng Windows.

Registry Editor

Khi Unikey khởi động nên lần đầu tiên chúng ta bỏ tích “Bật hội thoại này khi khởi động” và nhấn “Đóng”

Unikey Setting

Một số phần mềm đã cài

Programs and Features

Xóa rác trong folder temp. Có thể việc này không cần thiết bởi vì folder temp này nó nằm trong profile của user bạn đang sử dụng mà folder này sẽ được xóa trong audit mode sau này. Đồng thời sau khi bạn check windows update bạn cũng cần xóa toàn bộ file và folder trong C:\Windows\SoftwareDistribution\Download.

Dọn dẹp rác Windows

Tiếp theo chúng ta sẽ tùy biến Start Layout như trong hình bên dưới.
Start Layout

Để lưu lại các thiết lập đó chúng ta sử dụng lệnh sau:

export-startlayout -path C:\Users\Default\AppData\Local\Microsoft\Windows\Shell\LayoutModification.xml

Export Start Layout

Export Start Layout

Bạn copy hai file .xml này ra ngoài máy thật rồi dùng Notepad++ chỉnh sửa. Bạn copy ra ngoài bằng cách share một folder bên ngoài máy thật rồi đứng tại máy ảo truy cập vào máy thật thông qua IP máy thật. Hoặc bạn mount file ổ cứng của VMware ra rồi copy. Cách mount như nào bạn xem ở phần sau của bài viết này. Chú ý bạn không cài VMware Tool để copy file. Bạn mở hai file .xml lên và thay thế các dòng từ 43 đến 48 trong file DefaultLayouts.xml bằng các dòng từ 6 đến 15 trong file LayoutModification.xml

Start Layout

Start Layout

Chỉnh sửa xong bạn copy file DefaultLayouts.xml trở lại máy ảo và ghi đè lên file hiện có. Copy xong bạn xóa file LayoutModification.xml

Start Layout

 

Khi bạn mở hai file .xml bên trên bạn sẽ thấy có đoạn AppUserModelID=”Microsoft.WindowsCalculator_8wekyb3d8bbwe!App”. Trong đó AppUserModelID chính là ID của các App trong Windows. Cách lấy các ID đó như sau:

Nhận vào Run lệnh sau:

App User Mode ID

Chuyển chế độ hiển thị sang dạng Details

App User Mode ID

Nhấn tổ hợp phím Alt+V  -> Choose details…

App User Mode ID

Tích vào lựa chọn AppUserModeId

App User Mode ID

Kết quả chúng ta show được ra hình như bên dưới

App User Mode ID

Sau khi cấu hình Start Layout xong chúng ta sẽ lưu lại một bản sao của hệ điều hành tại thời điểm này bằng công cụ Take Snapshot của VMware. Click VM -> Snapshot -> Take Snapshot… Trước khi Snapshot bạn nên logout máy ảo ra màn hình login.

VMware - Snapshot

Nhập tên của thời điểm này trong ô Name và nhấn Take Snapshot.

VMware - Take Snapshot

Chờ cho quá trình này chạy xong hoàn toàn mới thao tác tiếp.

VMware - Take Snapshot

Sau khi Take Snapshot xong chúng ta sẽ thêm một ổ cứng thứ 2 vào trong máy ảo (khi thêm ổ cứng vào máy ảo thì không cần tắt máy ảo). Click vào dòng Edit virtual machine settings -> Add -> Hard Disk -> Next.

VMware - Add Hardware

Lựa chọn mặc định và nhấn Next

VMware - Add Hardware

Lựa chọn mặc định và nhấn Next

VMware - Add Hardware

Click chọn Store virtual disk as single file -> Next

VMware - Add Hardware

Chọn vị trí và tên file ổ cứng mỡi sẽ được tạo. Chú ý phải nhập đúng phần mở rộng của file là .vmdk

VMware - Add Hardware

Click Finish -> OK

VMware - Add Hardware

VMware - Virtual Machine

Truy cập trở lại máy ảo và nhập lệnh diskmgmt.msc vào cửa sổ Run

Disk Management

Để mặc định và nhấn OK

Disk Management

Click phải chuột lên phân vùng 60GB đang ở trạng thái Unallocated và chọn New Simple Volume…

Disk Management

Click Next

New Simple Volume

Để mặc định và nhấn Next

New Simple Volume

Click Next

New Simple Volume

Nhập BACKUP vào ô Volume lable và nhấn Next

New Simple Volume

Click Finish

New Simple Volume

Kết quả là một ổ có tên là BACKUP mớ đã được thêm vào hệ thống và sẵn sàng sử dụng

Disk Management

This PC

Sau khi thêm thành công một ổ cứng mới vào hệ thống, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang chế độ audit mode để tiếp tục cấu hình thêm một số thành phần quan trọng khác trước khi capture lại hệ điều hành. Truy cập vào đường dẫn C:\Windows\System32\Sysprep và chạy file sysprep.exe với quyền Administrator.

Windows Sysprep

Trong ô System Cleanup Action chọn Enter System Audit Mode; trong ô Shutdown Options chọn Reboot. Chọn xong nhấn OK để hệ thống boot vào pass Audit Mode. Sau khi boot được vào màn hình Desktop thì chúng ta sẽ thấy hộp thoại System Preparation Tool bung ra thì bạn cứ tắt nó đi.

Administrator Login

Trong chế độ này thì tài khoản Administrator cao nhất của hệ thống sẽ được kích hoạt mặc dù trạng thái của tài khoản vẫn là Disable. Để kiểm tra chúng ta nhập vào Run lệnh lusrmgr.msc.

Local Users and Groups

Tiếp theo chúng ta sẽ làm một trong những việc quan trọng nhất là xóa tất cả các tài khoản (và profile của nó) đã được tạo ra trong lúc cài đặt ban đầu. Trong bài viết này tôi sẽ xóa tài khoản manhnd.

Click vào menu Start -> Windows System -> Control Panel -> User Accounts -> User Accounts -> Click  Configure advanced user profile properties trong panel bên trái.

User Accounts

Click chọn dòng có tên manhnd và nhấn Delete

Users Profiles

Click Yes

Confirm Delete

Nhấn OK

Users Profiles

Kiểm tra trong folder C:\Users

Users Profiles

Thao tác vừa xong chúng ta mới chỉ xóa profile của user manhnd trong hệ thống. Tiếp theo chúng ta sẽ xóa tài khoản manhnd ra khỏi hệ thống bằng cách nhập vào của sổ Run lệnh lusrmgr.msc -> click phải chuột lên dòng có tên manhnd -> Delete

Delete User

Click Yes

Delete User

Click OK

Delete User

Kết quả

Local Users and Groups

Tiếp theo tôi sẽ tạo một số shortcut ở ngoài Desktop. Các lối rắt này sẽ được tự động copy sang cho các tài khoản mới trong pass specialize ở quá trình cài Windows với file trả lời tự động unattend.xml. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể tạo các shortcut này ở trong folder C:\Users\Public\Desktop.

Desktop Screen

Dọn dẹp các bản cập nhật cũ và các file rác chúng ta sử dụng lệnh lên dưới:

Dism.exe /online /Cleanup-Image /StartComponentCleanup /ResetBase

và kiểm tra lại với lệnh:

Dism.exe /online /Cleanup-Image /AnalyzeComponentStore

DISM Cleanup-Image

Copy file trả lời tự động unattend.xml mà bạn đã tạo từ trước hoặc lấy file mẫu từ bài viết Hướng dẫn tạo và cấu hình file trả lời tự động unattend.xml – Phần 5 vào đường dẫn C:\Windows\System32\Sysprep.

Sysprep

Mở cmd và nhập vào lần lượt hai lệnh:

cd C:\Windows\System32\Sysprep
sysprep.exe /generalize /shutdown /oobe /unattend:unattend.xml

Sysprep Generalize OOBE

Hệ thống sẽ tự động vào pass generalize rồi sau đó sẽ tắt máy. Lần khởi động tiếp theo sẽ boot vào pass specialize và oobe.

Sysprep Sysprep

Nếu bạn là người mới làm lần đầu thì bạn không cần phải quan tâm đến file trả lời tự động. Khi này lệnh capture image sẽ như sau:

cd C:\Windows\System32\Sysprep
sysprep.exe /generalize /shutdown /oobe

Bước 2: Capture lại Windows

Sau khi máy ảo tắt máy xong chúng ta có thể backup lại hệ điều hành bằng các phần mềm Norton Ghost (.GHO), Acronis (.TIB hoặc .TIBX), Terabyte (.TBI), Macrium Reflect,…  Các bạn chú ý khi dùng các công cụ này là phải cài Windows đúng chuẩn BIOS (Legacy) hoặc EFI. Mỗi file backup ra bạn chỉ có thể restore lại đúng với chuẩn mà bạn đã backup. Các file sau khi backup xong bạn không thể chỉnh sửa, thêm bớt các file, folder vào trong file đã backup.

Trong viết này tôi sử dụng công cụ DISM command để sao lưu hệ điều hành với các lý do sau:

  • Khi bạn dùng các công cụ khác không phải DISM thì bạn phải hướng dẫn người khôi phục sử dụng các phần mềm backup để restore lại hệ điều hành của họ.
  • File .wim sau khi bạn capture xong sẽ được chèn trở lại vào file iso cài ban đầu cho nên một người chỉ cần biết cài Windows là có thể sử dụng được.
  • Bạn có thể chỉnh sửa, thêm hoặc bớt dữ liệu trong file .wim
  • Hỗ trợ cài đặt ở cả hai chế độ Legacy và UEFI chỉ trong một file. Riêng với EFI x86 thì phải cần một file riêng.

Nếu bạn dùng phần mềm backup nào thì bạn cho file ISO boot của công cụ đó hoặc các file ISO boot tổng hợp như NHVBOOT, NKBOOT, MCBOOT, AnhdvBoot,… vào ổ CD/DVD của máy ảo. Trong bài hướng dẫn này tôi sử dụng trực tiếp file ISO đã cài WIndows lúc bạn đầu. Chú ý lựa chọn Connected at power on phải được tích chọn (quan trọng).

VMware - Virtual Machine Settings

Cho file ISO vào xong chúng ta nhấn Power on để bật máy ảo lên và click Repair your computer

Windows Setup

Click Troubleshoot

Windows Troubleshoot

Click Command Prompt

Command Promt

Tiếp theo chúng ta nhập vào lệnh diskpart rồi sau đó là list vol để kiểm tra xem danh sách các ổ đĩa hiện có trong máy.

Microsoft DiskPart

Kiểm tra xong bạn nhập exit để thoát khỏi DISKPART. Tiếp theo nhập lệnh DISM /Capture-Image như bên dưới để tiến hành capture lại hệ điều hành.

DISM Capture-Image

Dism /Capture-Image /ImageFile:C:\install.wim /CaptureDir:E:\ /Name:"Windows 10 Enterprise No Software" /compress:max

Trong đó:

  • /ImageFile: Đường dẫn lưu file .wim sau khi capture
  • /CaptureDir: Ổ đĩa chứa Windows sẽ được capture
  • /Name: Tên của hệ điều hành khi capture
  • /compress: Các cấp độ nén.

Sau khi capture xong chúng ta nhập lệnh exit và nhấp vào Turn off your PC để tắt máy.

Turn off your PC

Bước 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện file ISO

Sau khi tắt máy chúng ta quay trở lại thư mục lưu file ổ cứng của VMware, click phải chuột lên file BACKUP.vmdk và chọn Map Virtual Disk…

VMware - Map Virtual Disk

Để mặc định và nhấn OK

VMware - Map Virtual Disk

File ổ cứng đã được mount

install.wim

Bạn copy file này ra một chỗ nào đó. Trong bài hướng dẫn này tôi copy nó vào vị trí D:\LAB\source\21H1\x86. Sau khi copy xong bạn mở GImageX lên và bật qua tab Change. Trong ô Source bạn trỏ đến file install.wim ở vị trí D:\LAB\source\21H1\x86. Trong ô Description nhập mô tả cho image và trong ô SKU flag chọn các mã Edition mà Microsoft đã quy định. Nhập xong bấm bút Change để lưu lại thay đổi.

GImageX

Click CloseGImageX

Click qua tab Info để kiểm tra lại thông tin

GImageX

Mở file ISO cài Windows lúc đầu bằng UltraISO và thay thế file install.wim có trong file ISO bằng file install.wim mới bạn vừa mới capture hoặc file install.esd để tiết kiệm dung lượng. Thay thế xong bạn Save as thành một file ISO mới.

UltraISO

Bước 4: Cách capture và xử lý nhiều image

Sau khi bạn hoàn thành bước 3 thì coi như bạn đã build xong một bộ cài Windows hoàn chỉnh rồi. Bước 4 này sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn làm ra những image khác nhau và đưa chúng vào một file ISO có cả phiên bản x64 và x86. Trong phần này tôi sẽ làm tắt một số thao tác. Cụ thể bạn xem lại các bước bên trên.

Quay trở lại với phần mềm VMware Workstation (bạn cần phải unmount file ổ cứng mà bạn đã mount), máy ảo vẫn đang ở trạng thái tắt, bạn vào menu VM -> Snapshot -> Revert to Snapshot để restore lại trạng thái lúc trước khi bạn thêm ổ cứng và chạy Sysprep lần đầu tiên.

VMware - Revert to Snapshot

Sau khi restore lại xong bạn cần phải khởi động lại máy để hệ thống nhận lại ngày giờ, sau đó bạn cài thêm một số phần mềm.

Programs and Features

Thiết lập Default apps

Settings - Default apps

Export các thiết lập ứng dụng mở mặc định ra một file .xml để triển khai cho nhiều máy tính sau này

Dism /Online /Export-DefaultAppAssociations:"C:\AppAssociations.xml"

Sau khi export xong bạn copy file AppAssociations.xml ra máy thật và xóa nó trong máy ảo.

Tiếp theo bạn vào chế độ Audit Mode

Sau khi bạn vào chế độ Audit Mode bạn cần phải xóa tài khoản và profile của người dùng đã cài máy bạn đầu. Sau đó tạo ra các shortcut ở màn hình Desktop mà bạn muốn cho người dùng sử dụng mặc định luôn ngay sau khi cài máy.

Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn bạn thêm vào menu Start một số shortcut của một số phần mềm portable.

Truy cập vào đường dẫn C:\ProgramData\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs và click phải chuột lên vùng trống rồi chọn New -> Shortcut.

Tạo Start Menu

Nhấn vào Browse

Tạo Start Menu

Duyệt đến nơi chứa file .exe của phần mềm portable

Tạo Start Menu

Nhấn Next

Tạo Start Menu

Nhập tên của shortcut sẽ hiển thị trong menu

Tạo Start Menu

Kết quả sau khi tôi đã thêm 5 shortcut của 5 phần mềm

Start Menu

Kiểm tra lại trong menu Start

Start Menu

Cấu hình một số thiết lập cho Microsoft Office

Word Options

Cleanup Image

DISM Cleanup-Image DISM Cleanup-Image

Sau khi Cleanup xong bạn chạy sysprep -> capture image -> thêm các thông số desciption và flags -> dùng NTLite mở 2 image lên.

NTLite - Image info

Bạn export file install.wim ở folder D:\LAB\source\21H1\x86-2 (image bạn vừa mới capture ở bước 4) vào folder D:\LAB\source\21H1\x86 và chú ý chọn No khi NTLite hỏi có ghi đè không.

NTLite - Image info

Tiếp theo tôi sẽ import file AppAssociations.xml vào trong image 2 của file install.wim. Chúng ta mount image thứ 2 ra và truy cập vào đường dẫn D:\LAB\mount\Windows\system32. Lúc này bạn sẽ thấy file OEMDefaultAppAssociations.xml không bị thay đổi ngày tháng mặc dù chúng ta đã cấu hình Default apps.

OEMDefaultAssociations

Mở file lên chúng ta thấy tất cả đều là mặc định

OEMDefaultAssociations

Tôi sẽ dùng lệnh bên dưới đây để import file đã backup là AppAssociations.xml vào

Dism.exe /Image:D:LAB\mount /Import-DefaultAppAssociations:D:\LAB\source\21H1\AppAssociations\x86\AppAssociations.xml

DISM Import-DefaultAppAssociations

Kiểm tra

Dism.exe /Image:D:\LAB\mount /Get-DefaultAppAssociations

DISM Get-DefaultAppAssociations

OEMDefaultAssociations

Đóng gói thành file ISO và test (bạn có thể nén các file install.wim thành file install.esd để tiết kiệm dung lượng).

Windows Setups

Kết quả sau khi test

Desktop Screen Start Menu Settings - Default apps

Như vậy tôi đã hướng dẫn bạn build ra bộ cài gồm hai phiên bản là No Software và Full Software của x86. Với các phiên bản khác các bạn làm tương tự. Nếu các bạn làm riêng từng bản cho x64 và x86 thì các bạn phải thao tác lần lượt các bước như hướng dẫn trong bài viết.

Ngoài ra nếu bạn muốn làm những bộ cài như tôi đã build ở đây thì ngoài việc bạn phải build các image cho hai phiên bản x64 và x86, bạn cần phải tải bộ cài Windows từ Microsoft về bằng công cụ MediaCreationTool. Media Creation Tool

Trong ô Architecture bạn cần phải chọn Both để tải về file ISO có Menu boot cho cả x64 và x86. Hình bên dưới là cấu trúc file ISO được tải về từ Microsoft.

ISO Windows 10 21H1

  • Folder boot và efi chứa menu boot cho cả hai phiên bản x64 và x86
  • Folder x64 và x86 chứa toàn bộ bộ cài của hai bản x64 và x86. Trong mỗi folder bên trong đều có các folder boot, efi, sources và support của riêng phiên bản đó.

Mở file Windows10-21H1.iso bằng UltraISO và thay thế toàn bộ file và folder trong các folder x64 và x86 bằng toàn bộ file và folder bên trong file ISO WIndows 10 business editions (Volume) hoặc Windows 10 consumer editions (RTM).

ISO Windows 10 21H1 All In One ISO Windows 10 21H1 All In One ISO Windows 10 21H1 All In One

Sau khi thay thế toàn bộ file và folder trong hai folder x64 và x86 xong chúng ta cần thay thế các file install.wim (\x64\sources hoặc \x86\sources) bằng các file install.wim hoặc install.esd mà chúng ta vừa mới build xong.

Sau khi chỉnh sửa xong chúng ta save lại thành một file mới. Nếu chúng ta muốn áp dụng file trả lời tự động cho bộ cài này thì chúng ta nên sử dụng file autounattend.xml để ngang hàng với file setup.exe.

ISO Windows 10 LTSC All In One

Với file ISO bạn tải về bằng MediaCreationTool theo như cách chọn cả 2 phiên bản x64 và x86 thì khi khởi động lên nó sẽ có menu như hình dưới

MENU Windows 10 21H1 All In One

Để chỉnh sửa menu này chúng ta cần sử dụng thêm công cụ BOOTICE.

Bạn xả nén hai folder boot và efi trong thư mục gốc của file ISO ra một folder (D:\LAB\BOOT-WINDOWS10\). Mở BOOTICE -> BCD Edit -> Other BCD file -> Chọn đến file D:\LAB\BOOT-WINDOWS10\boot\bcd (menu boot ở chế độ BIOS/Legacy)

Chỉnh sửa menu boot

Click Easy mode

Chỉnh sửa menu boot

Tại đây bạn có thể chỉnh sửa tại dòng OS title và Timeout

Chỉnh sửa menu boot

Tương tự cho file bcd ở đường dẫn D:\LAB\BOOT-WINDOWS10\efi\microsoft\boot\bcd (menu boot ở chế độ EFI)

Chỉnh sửa menu boot Chỉnh sửa menu boot Chỉnh sửa menu boot

Kết quả

MENU Windows 10 - 7 All In One

Sau khi chỉnh sửa xong bạn đưa 2 folder trở lại file ISO và save lại

Kết luận

Như vậy qua bài viết này tôi đã hướng dẫn bạn cách rebuild bộ cài Windows theo ý muốn của bạn. Bạn cần làm cẩn thận từng bước và nên tận dụng tính năng Take Snapshot của VMware để hạn chế lỗi trong quá trình builds. Bạn có thể copy các lệnh bên trên tại đây. Trong quá trình build thực tế nếu còn vướng mắc bạn hãy để lại thông tin trong phần bình luận nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài!

Chúc bạn thành công!

Một số sản phẩm tham khảo:

  • Bộ cài Windows Embedded 8.1 Industry Enterprise All In One
  • Bộ cài Windows Embedded Standard 7 (Windows ThinPC)
  • Bộ cài Windows 7 Enterprise All In One
  • Bộ cài Windows 7 Ultimate All In One
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise version 2004 x64
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise LTSC 2019 All In One
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise 2016 LTSB All In One
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise version 21H1 x64
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise version 21H2 x64
  • Bộ cài Windows 10 Pro version 21H2 x64
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise LTSC 2021 All In One
  • Bộ cài Windows 10 Enterprise G All In One
  • Bộ cài Windows 11 Enterprise version 21H2
  • Bộ cài Windows 11 Pro version 21H2
  • Bộ cài Windows 11 Enterprise G All In One

Xem thêm:

  • Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 1
  • Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 2
Thẻ: REBUILD WINDOWS
11.8k
LƯỢT XEM
Share on FacebookTwitter
BÀI TRƯỚC

Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 2

BÀI TIẾP THEO

Hướng dẫn tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Hướng dẫn cách tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows
BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

19 Tháng 9, 2022
13.6k
Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows - Phần 2
BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 2

8 Tháng 5, 2025
11.1k
Hướng dẫn rebuild hệ điều hành Windows - Phần 1
BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn rebuild bộ cài Windows – Phần 1

8 Tháng 5, 2025
16.1k
BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn tạo và cấu hình file trả lời tự động unattend.xml – Phần 5

8 Tháng 5, 2025
3.3k
BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn tạo và cấu hình file trả lời tự động unattend.xml – Phần 4

8 Tháng 5, 2025
2k
BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN

Hướng dẫn tạo và cấu hình file trả lời tự động unattend.xml – Phần 3

8 Tháng 5, 2025
1.9k
3.7 3 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Login
Notify of
guest

guest

32 BÌNH LUẬN
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
Trung
Trung
5 months ago

Thay vì mình tạo tk rồi cài các pm cần thiết, thì mình có thể vào tk admin luôn bằng tổ hợp phím ctrl alt f10 được k bạn

1
Trả lời
Trung
Trung
5 months ago

Cho mình hỏi sao lúc cài win tới phần chọn ngôn ngữ, không bấm tổ hợp phím ctrl alt f10 để vào audit mode luôn mà phải tạo 1 tk đăng nhập vậy

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  Trung
5 months ago

Nên tạo một tài khoản ban đầu để cài đặt một số phần mềm để tránh rác sinh ra trong quá trình cài.

2
Trả lời
Trung
Trung
6 months ago

Mình muốn xóa bỏ hết cái ứng dụng trên start layout thì chỉ cần xóa đi dòng 43 đến 48 trên file defaultLayouts.xml phải k bạn

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  Trung
6 months ago

Đúng rồi bạn.

1
Trả lời
Trung
Trung
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
6 months ago

Làm sao để thiết lập mặc định thông số bộ office như font, lề, khổ giấy… vậy bạn. Mình vào audit mode thiết lập thông xong, sysprep, capture, khi cài đặt thử thì office trở về mặc định khi mới cài đặt, mà k lưu cấu hình mình đã tự thiết lâp

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  Trung
6 months ago

Bạn cần phải cài Office ở chế độ thông thường sau đó mới vào Audit mode Cấu hình là ok.

1
Trả lời
Quang Hải
Quang Hải
2 years ago

Không xóa tài khoản người dùng và không pass Generalize (không tích vào lựa chọn này khi chạy sysprep) thì có giữ lại được thông tin tài khoản đã đăng nhập (như onedrive, office outlook, windows email) không anh?

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  Quang Hải
2 years ago

Bạn không xoá tài khoản người dùng nhưng khi bạn đem bộ cài này cài ở một máy khác thì cho dù bạn không chạy pass Generalize thì thông tin ID phần cứng của bạn đã thay đổi vì vậy các account bạn đã đăng nhập sẽ không giữ đuọc. Thông tin về pass Generalize bạn đọc thêm tại đây. Việc giữ lại các thông tin tài khoản như bạn đang cần thì bạn nên dùng các công cụ backup để backup hệ điều hành lại

1
Trả lời
việt
việt
2 years ago

sau khi cài xongKaspersky total, em vô mode audit để active và tiến hành backup lại image, đóng gói thành file iso hoàn chỉnh. Nhưng khi em bung file iso ra 1 máy khác thì nó lại báo Kaspersky chưa active. Vậy có cách nào không mong anh chỉ giúp !

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  việt
2 years ago

Chào bạn!

Riêng các phần mềm Sercurity thì bạn không nên đóng gói cùng với hệ điều hành. Bởi vì sau khi bạn cài Windows thì thông tin về SID của hệ điều hành nó sẽ thay đổi hoàn toàn nên bạn sẽ phải kích hoạt lại. Nếu trong môi trường doanh nghiệp thì bạn có thể đóng gói cùng với Windows nhưng phải chuẩn bị sẵn key để kích hoạt nó.

1
Trả lời
việt
việt
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
2 years ago

Sẵn tiện cho e hỏi, muốn remove windows defender ra khỏi file install.wim thì mình remove cái nào khi mount file wim ra vậy anh

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  việt
2 years ago

Tốt nhất là bạn nên để nguyên nó trong file install.wim và dùng công cụ bên trong link (pass: manhpc.com): https://drive.google.com/file/d/1NEbp429zhqjT6u-XTNsBr-gTDNaV23GO/view?usp=sharing

Hoặc bạn mount file install.wim ra và tạo thêm folder Tools rồi bỏ cái file Defender Control v2.1 vào đó và unmount. Mặc định Windows Defender vẫn có tác dụng nhất định nhưng không mạnh thôi.

1
Trả lời
việt
việt
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
2 years ago

dạ cảm ơn a rất nhiều

1
Trả lời
PTV
PTV
3 years ago

Mình dùng winpe để dism

1
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  PTV
3 years ago

Bạn nên dùng công cụ DISM từ chính file ISO bạn đã cài. Mình chưa bao giờ dùng nó từ Windows PE.

1
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

Cám ơn bạn

1
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

Cám ơn bạn mình sẽ lưu ý , và test kỹ lại, có thể mình làm sai bước nào đó.

0
Trả lời
PTV
PTV
3 years ago

Mình làm xong, khi bắt đầu dùng bản buid để cài thì, bị hỏi bản quyền. Có thể mình làm sai bước nào đó , để mình thử làm lại.

0
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  PTV
3 years ago

Bị hỏi bản quyền là như nào vậy bạn? Nó đòi nhập key ?

0
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

Thông báo như vầy bạn :”Windows cannot find the Microsoft Software License Terms. Make sure the installation sources are valid and restart the installation”

0
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  PTV
3 years ago

Với lỗi này thì bạn cần chú ý tại bước 3 có đoạn phải nhập đầy đủ thông tin về Description và Flags cho image vừa mới capture xong. Sau khi chỉnh sửa xong thì bạn thay thế file .wim hoặc file .esd vào chính file .wim hoặc .esd ở trong folder source của fille ISO đã cài và Save lại..

0
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

cám ơn bạn rất nhiều để mình làm lại

0
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

Mình cũng cài được vài lần. Cách cài của minh là mở file iso trực tiếp trên wipe trong anhdvboot. Sau đó thì toàn báo bản quyền.

0
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

bản iso của mình trên 10 Gb liệu có ảnh hưởng gì không bạn, vì mình cải cả antivirus,office, wsus, foxit reader, winrar…. trong file iso

0
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  PTV
3 years ago

Không ảnh hưởng gì bạn nhé. Bạn nhét vào bên trong nó bao nhiêu là tùy bạn nhưng trong quá trình làm thì cũng lên xóa rác trước khi đóng gói.

0
Trả lời
PTV
PTV
Trả lời  Nguyễn Đức Mạnh
3 years ago

Cám ơn bạn rất nhiều để mình làm lại

0
Trả lời
đỗ trọng hải
đỗ trọng hải
3 years ago

chào bạn có cách gì để lưu lại các thiết lập trên windows 7 khi chạy sysprep thông qua file trả lời tự đông unnatted.xml ví dụ shortcut, các tinh chỉnh trong phần mềm văn phòng wort, cexl .mình đã chạy thử sau khi vào windows mọi thứ tinh chỉnh trước đó đều bị mất hết.

0
Trả lời
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn Đức Mạnh
Author
Trả lời  đỗ trọng hải
3 years ago

Chào bạn!

Để giữ lại được các shortcut, các tinh chỉnh trong phần mềm văn phòng word, excel, powerpoint thì bạn cần phải boot vào chế độ Audit Mode như trong bài viết có hướng dẫn. Sau đó bạn tạo các shortcut ra ngoài màn hình, Start menu và thiết lập một số cho MS Office… Cuối cùng bạn chạy sysprep với lệnh: sysprep.exe /generalize /shutdown /oobe /unattend:unattend.xml File .xml bạn cần phải copy vào folder C:\Windows\System32\Sysprep File unattend.xml mẫu cho Windows 7 ban lấy tại link: https://manhpc.com/huong-dan-tao-va-cau-hinh-file-tra-loi-tu-dong-unattend-xml-phan-5/ Lý do mà các thiết lập được lưu lại bởi vì trong file unattend.xml có lệnh <copyprofile>true</copyprofile> trong component Microsoft-Windows-Shell-Setup ở pass specialize. Bạn xem thêm hình bên dưới nhé. (click vào hình để xem rõ hơn)

unattend--copyprofile-30072021.png
Last edited 3 years ago by Nguyễn Đức Mạnh
0
Trả lời
Kiên Nguyễn Văn
Kiên Nguyễn Văn
3 years ago

“Tiếp theo chúng ta sẽ tùy biến Start Layout như trong hình bên dưới”. Bạn cho hỏi phần này có thể bỏ qua đượng không?

0
Trả lời
MANHPC ADMIN
MANHPC ADMIN
Admin
Trả lời  Kiên Nguyễn Văn
3 years ago

Phần này bỏ qua được bạn nhé. Mình viết như vậy là để mọi người có cái nhìn tổng quát các thao tác có thể thực hiện được.

0
Trả lời
Kiên Nguyễn Văn
Kiên Nguyễn Văn
Trả lời  MANHPC ADMIN
3 years ago

UK CÁM ƠN BẠN!

0
Trả lời
wpdiscuz   wpDiscuz

BÀI VIẾT MỚI

Bộ cài Windows 11 Enterprise G version 24H2

Bộ cài Windows 11 Enterprise G version 24H2

8 Tháng 5, 2025
31
Bộ cài Windows 11 Enterprise GS version 23H2

Bộ cài Windows 11 Enterprise GS version 23H2

12 Tháng 4, 2025
305

KB5055613 Windows 11 Insider Beta build 26120.3863

12 Tháng 4, 2025
28

KB5055617 Windows 11 Insider Dev build 26200.5551

12 Tháng 4, 2025
27

KB5055625 Windows 11 Insider Dev build 26200.5518

4 Tháng 4, 2025
75

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Windows 11 Insider Canary

Windows 11 Insider Canary and Dev build 26085.1 (24H2)

21 Tháng 3, 2024
113
Windows 10 Insider Release Preview

KB5020030 Windows 10 Insider Release Preview Build 19045.2310 (22H2)

21 Tháng 6, 2023
96
Bộ cài Windows 10 version 21H1 nguyên gốc

Bộ cài Windows 10 version 21H1 nguyên gốc

2 Tháng 5, 2023
4.7k

Windows 11 Insider Canary Build 25915.1000 (23H2)

28 Tháng 7, 2023
112

KB5022918 Windows 11 Insider Beta 22621.1255 and 22623.1255

10 Tháng 2, 2023
39
BÀI TIẾP THEO
Hướng dẫn cách tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

Hướng dẫn tăng số lượng kết nối Remote Desktop trên Windows

MANHPC

Website chia sẻ kiến thức Hệ điều hành Windows miễn phí

Email: contact@manhpc.com

SERIES BÀI VIẾT

  • Hướng dẫn Rebuild Windows
  • Hướng dẫn cấu hình file trả lời tự động
  • Bộ cài Windows 7
  • Bộ cài Windows 10
  • Bộ cài Windows 11
  • Bộ cài Windows nguyên gốc

© 2025 MANHPC BLOG

Trang chủ   Liên hệ   Chính sách bảo mật   Sơ đồ trang

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • HƯỚNG DẪN
  • HỆ ĐIỀU HÀNH
    • MANHPC
    • TIN TỨC
      • WINDOWS INSIDER
      • WINDOWS UPDATE
  • WINDOWS PE
  • SERIES
    • HƯỚNG DẪN REBUILD WINDOWS
    • HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH FILE TRẢ LỜI TỰ ĐỘNG
    • BỘ CÀI WINDOWS NGUYÊN GỐC
      • Windows 11
      • Windows 10
    • BỘ CÀI WINDOWS 11
      • Windows 11 24H2
      • Windows 11 23H2
      • Windows 11 22H2
      • Windows 11 21H2
      • Windows 11 LTSC
    • BỘ CÀI WINDOWS 10
      • Windows 10 22H2
      • Windows 10 21H2
      • Windows 10 LTSC
    • BỘ CÀI WINDOWS 7
  • GOOGLE NEWS
  • DONATE
  • DỊCH VỤ
  • LIÊN HỆ

© 2021 ManhPC Blog - All Right Reserved.

wpDiscuz
Fanpage
telegram
error: Cảnh báo: Nội dung được bảo vệ !!